Nhà Bè Nước Chảy Chia Hai

Nguyễn Đức Lập

Đại đa số người Việt Nam đều biết câu ca dao:
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

Nhà Bè là một quận thuộc tỉnh Gia Định, và nằm ở phía Nam Sài Gòn. Sông Đồng Nai chảy từ Phước Thành, theo hướng Bắc Nam, xuống Gia Định, đến làng Thạnh Mỹ Lợi của quận Nhà Bè, chia ra làm hai nhánh. Một nhánh là sông Nhà Bè, đổ ra cửa Soài Rạp và một nhánh là sông Lòng Tào, chảy ra cửa Cần Giờ.
Từ việc sông Đồng Nai chảy đến Nhà Bè, chia làm hai nhánh như vậy, nên mới có câu ca dao “Nhà Bè nước chảy chia hai” như đã nêu trên. Nhưng tại sao địa danh đó lại mang tên Nhà Bè?
Nhà Bè có nghĩa là cái nhà cất trên cái bè, nổi trên mặt nước.

Tưởng niệm Nguyễn Đức Lập

Nguyễn Mạnh Trinh

Ngày giỗ Nguyễn Đức Lập. Tôi giở bộ di cảo “Hương Giáo Đề Thơ” ra đọc lại. Bộ sách cả ngàn trang gồm bốn quyển đồ sộ tôi đọc như để tìm một cách ứng xử với đời sống của mình. Tác giả trong ấn bản đầu tiên của Hương Giáo Đề Thơ trong Lời Tựa đã tự giới thiệu: “Là tập thư của vị thầy giáo làng gởi cho đứa học trò (Lê Văn Cui) cả đời không học hết được túi khôn của thánh hiền.” Tác giả mượn chuyện xưa để nói về thời nay để từ lịch sử nhân loại rút ra những bài học trải dài theo những kinh nghiệm xưa cũ. Hình như, trong khi khề khà bàn luận, tác giả như muốn gửi theo những tâm sự của mình, biện luận rành mạch theo kiểu nói có sách mách có chứng để gia tài văn học và lịch sử của tiền nhân thành những biểu tượng có ý nghĩa.
Có lẽ ảnh hưởng từ đời sống gia đình nên Nguyễn Đức Lập đã có phong thái văn chương như vậy. Thân phụ của anh là cụ Hồng Tiêu Nguyễn Đức Huy, một ký giả lão thành của làng báo Việt Nam mà nhà văn Nguyễn Vỹ trong tác phẩm Tuấn Chàng Trai nước Việt bày tỏ lòng tôn kính của lớp thanh niên trẻ đối với ông khi kể lại cuộc viếng thăm Quy nhơn năm 1924. Thân mẫu của anh là nhà văn Tùng Long một bậc từ mẫu đã suốt đời hy sinh cho con cái và là một hình ảnh bà mẹ Việt Nam sáng ngời trong văn học.

Những Đêm Không Ngủ

Nguyễn Đức Lập

Có một đêm nào em thức trắng
Ngồi đếm sao trời như ta không?
Có một đêm nào em thả hồn bềnh bồng vô tận
Như đám mây trời trôi nổi cô đơn?
Ơ này em
780 đêm rồi
Không ngủ
Tìm tương lai trên cao thẳm chập chùng
Trời cao quá mà ta thì bé bỏng

Một Kiếp Hồng Nhan

Nguyễn Đức Lập

Vào những năm khoảng cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960, trên báo Sài Gòn Mới của ông bà Bút Trà có đăng một mẫu quảng cáo về một lớp dạy đờn tranh, trên đó, có hình một thiếu nữ đang ngồi đánh đờn.
Thiếu nữ nầy mặc áo dài trắng, vóc người mảnh mai, tóc dài xõa một bên bờ vai, che một phần ngực, mặt trái xoan thoáng buồn, đẹp não đẹp nùng.
Mỹ nhân trong hình đó là cô Phương Lan, cũng là người đứng ra mở lớp dạy đờn.
Thiệt ra, hình nầy, cô chụp đâu hồi còn con gái, thuở xa lắc xa lơ, chớ hồi tôi gặp cô, biết cô, cô đã ở tuổi ngoài bốn mươi, ngoại hình so với người đẹp trong ảnh, đã khác xa một trời một vực…
Dám mở lớp dạy đờn ngay giữa Sài Gòn hoa lệ, nơi qui tụ không biết bao nhiêu nhạc sĩ, nhạc công tài danh của khắp ba miền Nam, Trung, Bắc, hẳn nhiên, người phụ nữ Quảng Ngãi nầy có tài thật sự và tự tin ở khả năng của mình.

Chén Rượu Mừng Xuân

Nguyễn Đức Lập

Chén rượu xoàng đây ta mời ngươi
Cháy gan cháy ruột ngửa nghiêng cười
Người đời xanh mắt thời tao loạn
Tìm kiếm chi cho chán mớ đời?

Hiền sĩ ngày xưa ngồi góc núi
Pha trà nước suối, ngâm thơ chơi
Hay say giữa chợ lan man khóc
Sụ nghiệp không đầy bát rượu vơi.

Dủ Học Dủ Ngu

Chuyện ngắn Nguyễn Đức Lập

Nghe cái câu “Dủ học dủ ngu”, càng học càng ngu, dễ mấy ai tin được. Càng học thì phải càng khôn ra, cũng như gừng, quế, “dũ lão dũ tân”, càng già càng cay, mới phải cho chớ.
Hồi nhỏ, tôi học chữ Nho với thân phụ. Cha thì dạy nghiêm túc, nhưng thằng con thì học lơ là, lại thêm cái tánh rắn mắt, cắc cớ đã quen. Nên nhiều khi nó cố tình cắt nghĩa những câu chữ Nho học được theo ý của nó để cười chơị.
Học tới câu “Dủ học dủ ngu”, tôi đã dám ngồi xếp bằng chễm chệ, đã nói là cái tánh rắn mắc cắc cớ đã quen mà, cắt nghĩa cho thằng em tôi như vầy:
“Dủ học dủ ngu”, là “càng học càng ngu”, thành ra, trò học ít thì trò ngu ít, trò học nhiều thì trò ngu nhiều, mà trò không học thì trò không ngụ.
Thằng em gật đầu khoái trá, ai dè được mà cha tôi đứng ở sau lưng. Tôi bị 5 roi quắn đít và học 1 bài học nhớ đời : “chữ nghĩa thánh hiền không thể đem ra mà đùa giỡn được”.
Không biết ông Mai Thảo có học 1 bài học để đời như tôi vậy chăng, nhưng ông cũng nói y như vậy, chỉ có điều ông không dùng “chữ nghĩa thánh hiền”, mà ông dùng 2 chữ “văn chương”. Ông nói : “Đối với văn chương phải nghiêm túc, không đùa giỡn được”. Ông có thể lơ ngơ thất thiểu ngoài đường phố, đi bộ mà cũng bị cảnh sát công lộ phạt về tội vi phạm luật lưu thông. Ông có thể lè nhè nơi tiệc rượu khiến cho con nít giỡn mặt. Nhưng, khi viết, ông viết rất nghiêm túc, không bao giờ đùa giỡn với văn chương.

Trắng Tay

Nguyễn Đức Lập

Bạn bè một lũ bốn phương
Vui sao bỗng chốc bên đường gặp nhau
Cơm hàng, cháo chợ mời chào
Đập bàn sống lại thuở hào khí xưa
Rượu tràn ly cứ rót bừa
Kề vai vỗ vế say sưa nói cười

Phảng Phất Hương Trà Cũ

Chuyện ngắn Nguyễn Đức Lập

Tôi không thể nhớ chính xác được là tôi bắt đầu thích uống trà vào lúc nào. Điều có thể xác quyết được là tôi bắt đầu làm quen với trà từ hồi tôi còn học tiểu học. Tôi quen với trà vì thầy tôi uống trà. Gia đình tôi, theo tập quán bên nội, con cái gọi cha bằng thầy.
Thầy tôi uống trà một ngày hai cữ, sáng sớm mới thức dậy và buổi xế, khoảng 2 giờ. Thầy tôi có thói quen hay sai và sai theo kiểu "thấy mặt đặt tên". Khi cần một điều gì đó, ông đảo mắt ngó quanh, đứa con nào lớ ngớ trước mặt ông, đứa đó lãnh đủ.
Có một lần, ông đi đâu đó, đem về một cây bông nguyệt quới. Ông tìm chỗ hạ thổ cho cây, trên cái sân trước rộng không đầy hai chiếc chiếu. Đám xây-lô-cố trong nhà tò mò bu lại coi. Sáu đứa cả thảy chớ ít ỏi gì sao, hai gái bốn trai. Vậy mà không đủ cho ông sai. Đứa nầy chạy đi mượn cây cuốc. Đứa kia vô nhà lục lạo kiếm cái bay. Đứa nọ xách cái ky vô bếp lấy tro. Đứa khác thì kiếm xô xách nước... Sáu đứa chạy như cờ-lông-công. Cây nguyệt quới trồng xong, ông xoa tay sung sướng, tuy rằng từ đầu tới cuối, ông không mó tay vô một chuyện gì hết, ngoài việc rước cái cây bất nhơn đó về nhà.
Lần đó, má tôi phải nói:
- Chắc tôi phải đẻ thêm chừng mươi đứa nữa cho ông sai mới đủ.
Thầy tôi, như vậy đó, đụng ai sai nấy, thấy đâu sai đó, nhưng có một việc không bao giờ ông sai con gái. Đó là việc hầu trà. "Nam trọng nữ khinh" chăng? Tôi không biết. Nếu thiệt phải như vậy, "trọng" theo kiểu đó, không sướng ích cho đám con trai tụi tôi một chút nào.

Bài Ca Chí Lớn

Nguyễn Đức Lập

Dăm đứa bạn bè từ bốn phương
Gặp nhau rượu đắng trắng đêm trường
Ô hay!
Chí lớn trong thiên hạ
Nhắc lại càng thêm nỗi chán chường
Cạn chén này đi chén nữa thôi
Ta say! Quên hết chuyện buồn vui
Thế nhân còn mấy người xanh mắt
Thất thểu mình ta giữa chợ đời
Có phải ngươi vừa khóc đấy chăng?

Sơ nét về Nguyễn Đức Lập

Tên thật Nguyễn Đức Lập, sinh ngày 21 Tháng Chín, 1945, tại Tư Nghĩa, Quảng Ngãi, tự Chánh Phương, còn các bút hiệu khác như Hương Giáo, Ngô Phụng Anh.
Xuất thân từ một gia đình văn nghệ, ông là con của nhà thơ, nhà báo Hồng Tiêu Nguyễn Đức Huy và nhà báo Bà Tùng Long.
Ông học tại trung học Pétrus Ký, Đại Học Luật Khoa, Sài Gòn, ra trường làm luật sư Tòa Thượng Thẩm, Sài Gòn.
Sau 30 Tháng Tư, 1975, ông về làm rẫy tại ấp Phước Lập, xã Phú Mỹ, tỉnh Đồng
Nai. Tháng Tám, 1980, vượt biên đến Palawan, rồi Bataan, Philippines.
Năm 1983 ông định cư tại Hoa Kỳ.
Nhà văn Nguyễn  Đức Lập đã viết trên Tin Việt, Làng Văn (Canada), Hoa Thịnh Đốn Việt Báo, Nhân Văn, Văn Học, Đường Sống, Hoa Sen, Sức Sống, Thời Báo, Trẻ (Dallas)

Bài hát buồn của tên lãng tử

Nguyễn Đức Lập

Tên lãng tử
Rượu đã say từ hồi mới tối
Áo khoác trên vai
Bóng dài xiêu đổ
Trên con đường lồi lõm đá san hô
Đèn tắt từ lâu
Chỉ còn những tia sáng lờ mờ
Hắt qua kẽ lá
Tên lãng tử
Vừa đi vừa hát
Giọng rã rời

Sinh Nhựt Ca

Thơ Nguyễn Đức Lập

Đốt thuốc nửa đêm thay đốt nến
Một mình cười với bóng trăng suông
Ừ nhỉ! Bốn mươi năm lận đận
Sổ đời chưa hết bụi trần ai

Thiên kinh vạn quyển mang đà mỏi
Hưng? Phế? Ra gì cuộc đổi thay
Nhớ thuở hai mươi tràn ước vọng
Sông hồ phơi phới nẻo tương lai

Gót chân Kỳ, Ký khinh đường hẹp
Hồn ngát hương hoa, trải dặm dài
Theo gương người trước đòi nghiên bút
Thế núi, hình sông luống miệt mài

Ca Dao

Thơ Nguyễn Đức Lập

Anh đứng đây
Vời trông con nước
Trăng cuối năm, sóng vỗ tràn bờ
Điệu hát nào một thoáng lửng lơ
Mà đủ khiến mắt cay môi đắng
Ơi này em
Lời ca dao của mẹ
Thoáng ngọt ngào vang vọng đâu đây
Nghe bỗng dưng
Khói tỏa sông dài
Trắng cánh cò bay
Thơm nồng lúa mới
Lặng lẽ bờ kinh
Đèn soi chập tối
Giọng khoan hò nhịp bảy nhịp ba

Nhứt Biết Nhì Quen chuyện dài Nguyễn Đức Lập

Nhứt Biết Nhì Quen 

chuyện dài Nguyễn Đức Lập

Thời Văn xuất bản 1995
Sách dầy 256 trang, gồm 13 truyện ngắn.
Giá 12 Mỹ Kim


Tách giả viết xong Mạnh Xuân năm Kỷ Tỵ 1989